Trong cuộc sống đôi khi bạn sẽ bắt gặp 1 số trường hợp bắt buộc bạn phải là người thực hiện cách sơ cấp cứu trong bơi lội hoặc những tai nạn như say nắng, giật điện, đụng xe mà nạn nhân ngưng tim, ngưng thở…

  • Hãy tham khảo và tim hiểu thêm để mình có kiến thức căn bản giúp cho chính mình và người thân trong gia đình.
  • Sau đây trung tâm Saigonkidswim sẽ giới thiệu cho các bạn cách sơ cấp cứu trong bơi lội căn bản để áp dụng trong 1 số tình huống xảy ra ngoài ý muốn nhé.

NGẠT NƯỚC LÀ GÌ

  • Ngạt nước (còn gọi là chết đuối) là tình trạng người bị nạn bị ngạt do hít phải nước khi chìm trong nước, tuy nhiên có 1 số trường hợp bị ngạt do sự co thắt thanh quản.
  • Ngạt nước thường xảy ra ở 2 nhóm tuổi: tuổi thiếu niên và tuổi mới biết đi
  • Ngạt nước (drowning): là quá trình dẫn đến rối lọan hô hấp nguyên phát do chìm trong dung dịch trung gian.
  • Bệnh nhân hít phải dịch ói, cát bùn dị vật đồ chơi… dẫn đến tắt phế quản, co thắt phế quản, viêm phổi, tổn thương dạng viêm màng phế nang mao mạch.
  • Hậu quả của ngạt nước là giảm oxy trong máu.
  • Tùy theo mức độ giảm oxy trong máu, bệnh nhân có thể tiến triển đến suy tim, ngưng tim, thiếu máu hệ thần kinh trung ương.
  • Những nạn nhân bị đuối nước là do họ không biết bơi hoặc bơi còn yếu bạn nên đăng ký học bơi để cải thiện sức khỏe hoặc tìm hiểu nguyên nhân bơi mau mệt do mình bơi chưa đúng cách.

Nguyên nhân:

  • Trẻ nhỏ bị chìm trong các vật chứa nước trong nhà như nước giếng, thao, chậu, thùng nước, bồn tắm…
  • Trẻ không biết bơi rơi xuống ao, hồ, sông, rạch.
  • Người biết bơi do bị kiệt sức, bị vộp bẻ, động kinh, tai biến mạch máu não…
  • Các môn thể thao dưới nước chơi quá lâu khiến kiệt sức.
  • Nếu bạn bơi quá nhiều trong môi trường nước sẽ khiến cơ mỏi mệt và dễ dẫn đến chuột rút, vì thế bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chuột rút khi bơi.

Cách sơ cấp cứu trong bơi lội và chuẩn đoán biểu hiện của nạn nhân bị ngạt nước suy hô hấp

  • Hỏi mọi người xung quanh hoặc người nhà tiền sữ bệnh của nạn nhân
  • Yếu tố liên quan: tuổi, thời gian bị chìm, nhiệt độ nước, tổn thương kết hợp (đầu, vai, cổ)

Đánh giá lâm sàng

  1. Bệnh nhân tỉnh:
  • Có triệu chứng ho, cảm giác khó thở, mặt lo lắng.
  • Thở nhanh, nhịp tim nhanh, mặt tái nhợt.
  1. Bệnh nhân có rối loạn tri giác:
  • Tình trạng kích động
  • Lơ mơ, hôn mê.
  • Suy hô hấp cấp, nhịp thở nhanh, tím tái.
  • Nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm
  • Tăng huyết áp hoặc trụy mạch.

Cách xử lý

  • Người đứng bên ngoài lập tức gọi cấp cứu 115
  • Sơ cứu tại chổ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân.
  • Người ngưng thở chỉ sống được khoảng 5 phút do vậy phải hành động thật nhanh.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước.
  • Đặt nạn nhan nằm chổ khô ráo thoáng khí.
  • Hà hơi thổi ngạt ép tim.

Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không.

Nếu lồng ngực không di động: là người bị nạn đã ngưng thở, đầu tiên hãy thổi ngạt miệng 2 cái chậm.

  • Nếu sau khi thổi ngạt vẩn không thở lại thì nạn nhân đã ngưng tim.
  • Tiến hành ép tim, ấn tim ngoài lồng ngực ngay lập tức.
  • Phối hợp ấn tim và thổi ngạt tỉ lệ 30/2 cho người lớn và 15/2 cho trẻ em.

Nếu lồng ngực còn di động: tức nạn nhân còn thở được.

  • Hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn.
  • Tháo dây nịch hoặc những trang sức gây ảnh hưởng đường thở.
  • Cho nạn nhân nằm nghiêng 1 bên để nếu có ói thì chất nôn dể dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi.

Những điều không nên làm trong sơ cứu ngạt nước.

  • Phần lớn nạn nhân bị nạn tử vong do thiếu oxy lên não, do không sơ cứu kịp thời.
  • Xóc nước: không cần thiết và không nên thực hiện vì lượng nước vào phổi rất ít, không nhiều như mọi người nghĩ, lượng nước này sẽ được tống ra khi nạn nhân được thở lại bình thường.
  • Việc sốc nước sẽ làm giảm thời gian cấp cứu thổi ngạt và làm tăng nguy cơ hít sặc vào phổi.
  • Hơ lửa: người bị nạn vì nghĩ sẽ làm ấm người nạn nhân nhưng thực ra việc này sẽ càng làm nặng thêm tình trạng của người bị nạn vì làm họ phỏng và quan trong nhất là chậm trể trong việc cấp cứu thổi ngạt.

cách sơ cấp cứu trong bơi lội

Cách sơ cấp cứu trong bơi lội và PHƯƠNG PHÁP HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN

Bước 1: Đảm bảo an toàn cho người hồi sức và nạn nhân (điện giật, đám cháy, ngạt nước…)

Bước 2: kiểm tra sự đáp ứng của nạn nhân, lắc nhẹ vai và hơi nạn nhân xem có dấu hiệu gì không

Nếu đáp ứng:

  • Nhưng cần hổ trợ y tế, gọi điện thoại 115 cấp cứu.
  • Quay lại nạn nhân ngay và thường xuyên đánh giá lại sự đáp ứng.

Nếu không đáp lại:

  • Gọi người giúp đỡ, gọi điện cấp cứu và tiến hành CPR (hà hơi ép tim).
  • Nếu có 2 người thì 1 người gọi cấp cứu 1 người tiên hành CPR.

Bước 3: mở thông đường thở (miệng) và kiểm tra nạn nhân thở, đặt ở tư thế nằm ngữa.

  • Mở thông đường thở: nâng cằm và ngữa đầu nhẹ.
  • Nếu nghi ngờ chân thương cột sống cổ thì chỉ nâng cằm cẩn thận.
  • Kiểm tra nạn nhân thở không quá 10 giây giữ đường thở luôn mở nâng cằm.
  • Quan sát cử động của lồng ngực.
  • Lắng nghe tiếng thở của nạn nhân và cảm nhận hơi thở vào má.

Bước 4: nếu nạn nhân thở bình thường

  • Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục (cho nạn nhân nằm nghiên bên trái), gọi xe cứu thương và thường xuyên kiểm tra thở.
  • Nếu người sơ cứu không chuyên môn và không tự tin lắm khi phát hiện thở bình thường hoặc người chuyên môn phát hiện nạn nhân thở không bình thường trong 10 giây thì tiến hành hà hơi ép tim.
  • Khi thổi hơi vào nạn nhân, tránh thổi mạnh và nhanh
  • Tỉ lệ ép tim người lớn là 30:2 ép ngực 30 lần bằng lòng bàn tay và thổi hơi vào miệng 2 lần.
  • Tỉ lệ ép tim cho trẻ em là 15:2 ép ngực bằng 2 ngón tay 15 lần và thổi hơi vào miệng 2 lần.
  • Nếu thổi mà lồng ngực không căng ra: do nghẽn dị vật trong miệng
  • Lấy dị vật trong miệng ra (đồ chơi, bong bóng, thức ăn….)

cach-so-cuu-trong-boi-loi

Ngoài tình trạng chết đuối bất tỉnh dễ nhận biết còn có 1 tình trạng nguy hiểm khó nhận biết đó là chết đuối thứ cấp – chết đuối cạn Phụ Huynh cần tìm hiểu thêm

Cách sơ cấp cứu trong bơi lội và các phương pháp thông khí

  • Thổi miệng qua miệng (mouth to mouth)
  • Thổi miệng qua mũi (mouth to nose)
  • Thông khí với bóng và mặt nạ (dùng trong y tế chuyên dụng)

Bước 5: kiểm tra mạch

  • Kiểm tra mạch cảnh trong vòng 10 giây (dùng 2 ngón tay ấn vào vùng dưới cổ để kiểm tra mạch)
  • Nếu không có mạch tiếp tục ép tim ngoài lồng ngực và thổi khí.

Bước 6: Ép tim ngoài lồng ngực

  • Ép tim hiệu quả sẽ cung cấp máu tốt cho não và tim.
  • Nhịp 100 lần/ 1 phút cho người lớn, độ sâu 4-5cm giúp lồng ngực đàn hồi hoàn toàn giúp máu về tim tối ưu.
  • Phải ép tim liên tục đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc có bác sĩ đến.

Kết luận:

  • Ngưng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra bất kỳ nơi nào nhất là những nơi công cộng.
  • Tỉ lệ bệnh nhân được cứu sống tùy thuộc vào sơ cấp cứu ban đầu.
  • Vì thế mọi người cần học cách hồi sinh tim phổi căn bản để xử lí cấp cứu trước khi nạn nhân được đưa đến trạm y tế gần nhất.

Phòng ngừa

  • Không để trẻ nhỏ ở nhà 1 mình
  • Đậy kín các vật chứa nước trong nhà như giếng, bồn tăm, thùng nước…
  • Không cho trẻ nhỏ chơi 1 mình ở gần ao, hồ, kênh…
  • Không cho bệnh nhân động kinh bơi.
  • Đăng ký học bơi kèm riêng ngay khi còn bé để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra

No Comment

You can post first response comment.

Leave A Comment

Please enter your name. Please enter an valid email address. Please enter a message.
Call Now Button