Vào dịp hè, với thời tiết nắng nóng đồng thời cũng là khoảng thời gian học sinh được giải trí sau những ngày học tập ở trường.
– vì vậy rất nhiều cha mẹ đưa trẻ tới hồ bơi – vừa là cách để trẻ được vui chơi dưới nước vừa là biện pháp tránh nóng hiệu quả.
– Tuy nhiên, bất cứ hoạt động nào ở trẻ cũng cần phải có sự giám sát bởi người lớn.
quý phụ huynh cần có những lưu ý khi cho trẻ em bơi lội ngày hè để giảm thiểu những rủi ro xảy ra liên quan đến dức khoẻ cho trẻ.
Hãy chuẩn bị đầy đủ cho bé trước khi đi bơi
- Ngoài tác dụng giải nhiệt thì bơi lội còn có tác dụng rất tốt lên các cơ quan như:
=>> hô hấp, tim mạch, khớp, cơ…
– Mỗi giờ bơi đều đặn tiêu thụ khoảng 800 Kcal.
=>> do đó nếu bơi khoảng 30 – 60 phút/ngày trong 3 – 4 tuần có thể giảm nguy cơ như
=>> đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, tăng cholesterol máu và tăng huyết áp.
Theo BS Trần Văn Nam, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), trẻ được tiếp xúc sớm và thường xuyên với môn bơi lội có rất nhiều tác dụng.
Cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi cho trẻ bơi lội:
– Trước hết, nên đi khám bác sĩ xem có những bệnh mạn tính, đặc biệt về hô hấp, tai mũi họng hoặc những bệnh có nguy cơ lây nhiễm khi đi bơi không.
– Nên chọn hồ bơi không quá đông người, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
– Sau khi bơi xong không có những phản ứng lạ trên da.
– Tiếp đó, nếu trẻ còn nhỏ, nên có thầy hướng dẫn bơi cho trẻ bài bản ngay từ đầu để tránh những thói quen sai cũng như có hiệu quả về mặt sức khỏe.
– Không nên ngâm nước lâu quá dưới 30 phút cho trẻ dưới 5 tuổi và dưới 60 phút cho trẻ trên 5 tuổi.
Bên cạnh đó, nên có cha mẹ hoặc người hướng dẫn giám sát trẻ thường xuyên khi trẻ bơi nhằm phát hiện sớm tai nạn xảy ra.
Khi đi bơi, trẻ cũng hay mắc một số bệnh thường gặp như da liễu, viêm tai, mũi, họng, bệnh về mắt… Để tránh cho trẻ mắc những bệnh này, BS Nam khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi không quá đông, vào thời điểm nhiệt độ ngoài trời không quá cao, thoa kem chống nắng và đeo kính nón bơi để hạn chế lây nhiễm bệnh.
Nếu khu vực hồ bơi bạn quá lạnh nên trang bị áo bơi chống lạnh (áo bơi giữ nhiệt) cho bé để bé được giữ ấm hơn trong môi trường nước
Tốt nhất chỉ cho trẻ bơi trong thời gian vừa sức, uống nước đầy đủ.
– Khi lên bờ tắm rửa sạch sẽ ngay với xà bông, rửa mắt, mũi, tai với nước muối sinh lý vô trùng.
– Cùng với đó là lau khô tai, súc miệng nước muối…
=>> Khi phát hiện dấu hiệu gì nên đến khám bác sĩ
>>> Tham khảo: KHÓA DẠY BƠI TRẺ EM của SaigonKidswim
Một vài Lưu ý khi cho trẻ em bơi lội ngày hè
1. Trước khi đi bơi
– Trước khi cho trẻ xuống hồ bơi không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói.
– Cách tốt nhất là nên cho trẻ ăn nhẹ trước khi đi bơi tầm khoảng 1 tiếng đồng hồ.
– Nên chuẩn bị sẵn khăn bông, đồ bơi, kính bơi, mũ trùm đầu
– Nút bịt tai, nước muối sinh lý, phao tay hoặc áo phao cho trẻ.
– Hãy cho trẻ tắm rửa và đi vệ sinh trước khi xuống hồ.
– Hãy bôi một lớp kem chống nắng cho trẻ.
bởi vì da của trẻ rất nhạy cảm nên bạn cần chọn mua đúng loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ.
– Trước khi bơi hãy cho trẻ vận động tay chân, các khớp…
=>> để làm nóng cơ thể, tránh những rủi ro như bị chuột rút chẳng hạn.
– Cha mẹ nên cho trẻ bơi ở những nơi đảm bảo vệ sinh nguồn nước.
=>> tránh cho trẻ bơi ở hồ, ao nước tù đọng để tránh sinh bệnh tật.
– Với những trẻ đang bị đau mắt, viêm tai, mũi, họng…tạm thời không nên cho trẻ bơi lội.
2. Trong khi bơi
– Cha mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ngâm mình dưới nước quá lâu.
– Với những trẻ dưới 5 tuổi chỉ nên cho trẻ ngâm nước trong khoảng 30 phút
=>> còn với những trẻ trên 5 tuổi thì thời gian thích hợp là 60 phút.
– Nên cho trẻ tham gia các khóa học bơi lội, để có thầy hướng dẫn bơi cho trẻ bài bản ngay từ đầu>
=>> để tránh những thói quen sai cũng như mang lại hiệu quả về mặt sức khỏe.
– Trẻ nhỏ đi bơi cần phải có người lớn giám sát tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
3. Sau khi bơi
– Sau buổi bơi, cha mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai
=>> tai bên nào có nước thì nghiêng xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên.
– Ngay khi kết thúc bơi, cha mẹ nên cho trẻ dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. – – – Điều này sẽ giúp kịp thời loại bỏ những vi khuẩn còn đang “lưu lại” trên bề mặt khoang miệng
=>> tránh không để cho các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn và gây viêm nhiễm.
– Hãy choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ lại bằng nước sạch.
=>> để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô giữ ấm người cho trẻ.
Với những lưu ý khi cho trẻ em bơi lội ngày hè mà SaigonKidswim chia sẻ.
– Hy vọng sẽ giúp quý phụ huynh trang bị đầy đủ và bảo vệ con mình một cách an toàn nhất.
CHÚC CẢ NHÀ VUI VẺ.
No Comment
You can post first response comment.